angle-left null Sự sẵn sàng Trí tuệ nhân tạo toàn cầu năm 2020
Trang chủ

25/12/2020 22:09

(data.gov.vn) Hàng năm, Oxford Insights phối hợp Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (IDRC) tổ chức đánh giá chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu. Năm 2020 là năm đánh giá và xuất bản báo cáo AI lần thứ ba sau hai lần năm 2017 và năm 2019. Năm nay có sự thay đổi bổ sung thêm các chỉ số đánh giá cũng như hệ thống thang điểm. Mỹ là quốc gia đứng đầu. Việt Nam năm nay đứng thứ 76 giảm 6 bậc so với năm 2019

Năm 2020 là năm xảy ra đại dịch COVID-19. Cũng từ đó, nhiều giải pháp ứng dụng AI đã ra đời và ứng dụng rộng rãi. Vai trò quan trọng của trí tuệ nhân tạo đối với các chính phủ trên thế giới càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Từ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đến giao thông.  Các công ty dược phẩm sử dụng AI để hỗ trợ phát triển các loại thuốc và phương pháp điều trị mới, việc sử dụng AI để hỗ trợ truy vết lây bệnh dựa trên điện thoại di động và dữ liệu định vị đã được áp dụng nhiều nơi, các công nghệ mới đã giúp các chính phủ quản lý đại dịch và đóng một vai trò đáng kể trong phục hồi kinh tế. AI cũng có thể cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công. Báo cáo của Oxford Insights và Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (IDRC) trình bày những phát hiện về chỉ số sẵn sàng cho AI của các chính phủ để trả lời cho câu hỏi làm thế nào các chính phủ có thể định vị mình và tận dụng chuyển đổi số do AI hỗ trợ.

Phương pháp đánh giá sự sẵn sàng năm 2020 được sử dụng 33 chỉ số (gấp ba lần số chỉ số của năm 2019) trên 10 khía cạnh (tăng so với 4 năm 2019). Việc mở rộng chỉ số này mang lại bức tranh rộng hơn và sâu hơn về sự sẵn sàng cho AI của các nước. Tuy nhiên, việc so sánh trực tiếp với chỉ số năm ngoái là một vấn đề không tương đương. Vì vậy, các chỉ số năm 2020 được sử dụng như một công cụ để so sánh tình trạng hiện tại của mức độ sẵn sàng cho AI của chính phủ ở các quốc gia so sánh với các nước trong khu vực trên toàn cầu để học tập kinh nghiệm hữu ích phát triển.

Trong báo cáo Chỉ số năm 2019, Báo cáo đã phân tích các ý kiến chuyên gia cho từng khu vực trên thế giới để bối cảnh hóa các phát hiện trong cuộc khảo sát. Năm nay, báo cáo đã chia thế giới thành 9 khu vực (tăng so với 7 khu vực năm ngoái): Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và Caribe, Tây Âu, Đông Âu, Châu Phi cận Sahara, Trung Đông và Bắc Phi, Nam và Trung Á, Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong báo cáo trình bày chi tiết hơn thông tin về quốc gia điển hình. Mỗi khu vực đã chọn từ 2 đến 3 quốc gia được xác định trở thành các nhà lãnh đạo khu vực hoặc quốc gia có những sáng kiến điển hình, nổi bật trong lĩnh vực sẵn sàng cho AI và tóm tắt các tính năng, chính sách và sáng kiến ​​quan trọng. Trong một số trường hợp, chiến lược AI quốc gia, hoặc kỳ lân công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chỉ số của quốc gia. Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như chiến lược dữ liệu quốc gia hoặc chiến lược kỹ thuật số không được tính trực tiếp tùy thuộc vào ngữ cảnh mỗi chính sách có thể ảnh hưởng thế nào và tác động đến sự cải thiện trong tương lai.

Kết quả đánh giá sự sẵn sàng về AI

Chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu và vị trí của Việt nam

Hoa Kỳ đứng đầu bảng xếp hạng năm nay, với phần còn lại là năm vị trí hàng đầu thuộc về các quốc gia Tây Âu (Anh, Phần Lan, Đức và Thụy Điển), phản ánh thực tế rằng Bắc Mỹ và Tây Âu là những khu vực có các quốc gia dẫn đầu chỉ số trên toàn cầu.

 

Hoa Kỳ nổi tiếng với sự đổi mới của khu vực tư nhân, với 'Thung lũng Silicon' gần như đồng nghĩa với công nghệ tiên tiến và sức mạnh này được phản ánh trong bảng xếp hạng năm nay. Trong khi đó, mặc dù châu Âu chưa có bất kỳ trung tâm công nghệ nào ngang bằng với Hoa Kỳ, nhưng Tây Âu có sự tập trung cao độ của các chiến lược AI quốc gia. Liên minh châu Âu năm nay đã ban hành sách trắng về cách tiếp cận chiến lược của Châu Âu về trí tuệ nhân tạo.

Trung Quốc, quốc gia có tham vọng thách thức Mỹ để dẫn đầu toàn cầu về AI. Năm 2020 được đánh giá có chỉ số xếp thứ 19 trên thế giới được coi là thấp là một điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên lưu ý rằng đây là chỉ số sẵn sàng về AI. Nó có sự khác biệt với việc triển khai AI của các nước. Chỉ số được đo lường các khả năng và các yếu tố hỗ trợ cần thiết để một chính phủ sẵn sàng triển khai AI, nhưng không đo lường bản thân việc triển khai ở nước đó. Trung Quốc đã ưu tiên thực hiện thông qua Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ tiếp theo, và do đó đang tận dụng tốt hơn khả năng của mình so với nhiều quốc gia khác có thể đạt điểm cao hơn về mức độ sẵn sàng nhưng chưa biến sự sẵn sàng đó thành việc triển khai cụ thể.

Đối với phần lớn các nước trên thế giới, việc sử dụng AI trong các dịch vụ công vẫn còn sơ khai. Xây dựng năng lực để cải thiện sự sẵn sàng sẽ là nền tảng thiết yếu để thực hiện việc triển khai trên thực tế và Chỉ số đánh giá sự sẵn sàng là một công cụ để hiểu được những khoảng trống và điểm mạnh để thực hiện điều này. Tuy nhiên, trường hợp của Trung Quốc là một trường hợp đặc thù mà Báo cáo cũng đã nhấn mạnh nhu cầu nghiên cứu về việc triển khai AI như một sự bổ sung cho công việc của nhóm đánh giá về sự sẵn sàng và hy vọng sẽ thực hiện một nghiên cứu bổ sung trong tương lai.

Các khu vực có điểm số trung bình thấp nhất là Châu Phi cận Sahara, Châu Mỹ Latinh và Caribe, Nam và Trung Á. Điều này phản ánh sự bất bình đẳng về mức độ sẵn sàng AI của các nước đã được xác định trong các lần đánh giá trước. Ngay cả với phương pháp luận được cập nhật, rõ ràng là các nước ở phía Nam bán cầu đang tụt hậu so với các nước ở phía Bắc bán cầu. Đặc biệt, rất ít quốc gia ở phía Nam bán cầu đã công bố các chiến lược quốc gia về AI để đặt ra tầm nhìn cho việc triển khai AI. Ở châu Phi cận Sahara, chỉ có Mauritius là có chiến lược, với Kenya đang trong quá trình phát triển một chiến lược.

Nếu bất bình đẳng về mức độ sẵn sàng của AI của các nước chuyển thành bất bình đẳng trong việc triển khai AI, điều này có thể kéo theo sự bất bình đẳng về kinh tế và khiến hàng tỷ công dân trên khắp Nam bán cầu phải chịu các dịch vụ công chất lượng kém hơn. Hy vọng rằng những phát hiện trong chỉ số này cảnh báo cho các nước trên toàn cầu về tầm quan trọng của việc xây dựng sự sẵn sàng cho AI của họ. Cũng hy vọng rằng các tổ chức phát triển và cộng đồng toàn cầu sẽ hỗ trợ các nước ở Nam bán cầu trong nỗ lực của họ để đảm bảo rằng lợi ích của AI được chia sẻ cho tất cả mọi người.

Kết quả xếp hạng các nước Đông Á và Việt Nam

Về tổng thể các nước Đông Á, Singapore là nước đang dẫn đầu trong khu vực. Tiếp theo là các nước Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc đang xếp thứ 4 khu vực.

Xếp hạng các nước Đông Á về chỉ số sẵn sàng AI

Bốn quốc gia đứng đầu Đông Á này cũng nằm trong top 20 các quốc gia dẫn đầu trên thế giới. (Singapore đứng thứ sáu, Hàn Quốc thứ bảy và Nhật bản đứng thứ mười ba). Đông Á được đánh giá sẵn sàng về AI đứng sau Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Âu. Điều này cho thấy đây là một khu vực mang lại nhiều triển vọng về phát triển.

Khu vực Đông Á là nơi có chiếm hơn 20% dân số thế giới. Đây là nơi có thể thu được nhiều lợi ích nhất từ việc triển khai các ứng dụng AI. Tuy nhiên hiện nay do vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng tiềm năng thu về quy mô rất lớn. Các nước trong khu vực đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển. Theo dữ liệu mới nhất của UNESCO (lấy từ năm 2017 của Singapore và 2018 của các nước còn lại), Chính phủ Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về chi tiêu hàng năm cho nghiên cứu phát triển với khoảng 59 tỷ USD, Nhật Bản 14 tỷ USD, Hàn Quốc 8,2 tỷ USD, và Singapore là 1,2 tỷ USD.  Đặc biệt, một số nước đã thiết lập các cơ quan chuyên trách về AI. Ví dụ Trung Quốc đã thiết lập Văn phòng thúc đẩy kế hoạch triển khai AI thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Nhật Bản đã thiết lập văn phòng chiến lược công nghệ AI; Hàn Quốc đã thiết lập Ủy ban của Tổng thống về triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Singapore có Văn phòng AI quốc gia. Trong đợt Covid vừa qua, các nước cũng đang tích cực ứng dụng công nghệ vào triển khai hỗ trợ truy vết người bị lây nhiễm virus.

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có lợi thế lớn về triển khai AI và có các chỉ số về dữ liệu cao. Cả hai quốc gia có tỉ lệ sử dụng Internet rất cao. Đo đó mang lại nhiều dữ liệu để sử dụng phục vụ huấn luyện AI.

Trong lần đánh giá lần này, Việt Nam xếp thứ 76/172 toàn cầu và xếp thứ 10/15 khu vực. Chỉ số chấm điểm đạt 42.82/100. Các chỉ số thành phần đánh giá Việt Nam: Tính đại diện của dữ liệu 73,92 điểm; dữ liệu khả dụng 62,54 là các chỉ số trên được đánh giá cao. Tuy nhiên tầm nhìn, quy mô và nhân lực là các chỉ số được đánh giá thấp.

 

Chỉ số sẵn sàng AI của Việt Nam

Tính trên trung bình của thế giới, Việt Nam được đánh giá dưới trung bình thế giới (trung bình các nước trên thế giới đạt 44.25 điểm).

Sử dụng AI có trách nhiệm

Năm 2019, 42 quốc gia đã ký kết các nguyên tắc của OECD về AI  cùng thống nhất đảm bảo rằng phát triển các hệ thống AI an toàn, công bằng và đáng tin cậy. Năm 2020, 14 nước cùng với EU đã cùng nhau thành lập Quan hệ Đối tác Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (GPAI), một sáng kiến ​​hỗ trợ phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm. Những thỏa thuận này, và các thỏa thuận liên chính phủ khác, làm nổi bật sự công nhận ngày càng tăng rằng không chỉ tập trung vào phát triển và triển khai AI mà các nước cũng xác định rằng phải đảm bảo AI được sử dụng một cách có trách nhiệm.

Bắt đầu từ năm 2017, IDRC và sự quan tâm của Canada trong việc sử dụng AI có trách nhiệm đã xây dựng Chiến lược AI liên Canada. Chiến lược này đặt ra tham vọng Canada trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực này. Với mục tiêu nâng cao hiểu biết toàn cầu về việc sử dụng AI có trách nhiệm. Năm nay việc đánh giá đã thử nghiệm một chỉ số phụ mới là chỉ số AI có trách nhiệm. Chỉ số phụ về sử dụng AI có trách nhiệm đánh giá 34 quốc gia, và các biện pháp gồm 9 chỉ số trên 4 trụ cột. Nó cung cấp cái nhìn đầu tiên về cách các nước so sánh về vấn đề sử dụng AI có trách nhiệm. Báo cáo cũng hy vọng trong tương lai sẽ mở rộng việc sử dụng các chỉ số phụ để áp dụng cho nhiều quốc gia hơn và bao gồm nhiều chỉ số hơn.

Đối với vấn đề sử dụng AI có trách nhiệm. Các chỉ số phụ cho thấy các nước Bắc Âu-Baltic hiện đang dẫn đầu về việc sử dụng AI có trách nhiệm, trong đó Estonia, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển đều nằm trong top 5. Mỹ và Anh, đều là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nội dung này. Mức độ sẵn sàng của AI, điểm số thấp hơn đáng kể về việc sử dụng AI có trách nhiệm. Trong khi đó, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đều đạt điểm gần cuối bảng.

Hy vọng rằng bằng cách nêu bật thực tiễn tốt nhất toàn cầu, cũng như cho thấy nơi các quốc gia đứng đầu về mức độ sẵn sàng của AI có thể cải thiện khi sử dụng có trách nhiệm, chỉ số phụ sẽ tiếp tục tăng cường sự chú ý ngày càng tăng trên toàn cầu về câu hỏi AI có trách nhiệm.

 

Báo cáo đầy đủ có thể xem tại: 

https://static1.squarespace.com/static/58b2e92c1e5b6c828058484e/t/5f7747f29ca3c20ecb598f7c/1601653137399/AI+Readiness+Report.pdf


Tin xem nhiều

placeholder image

Các câu hỏi để kiểm tra mức độ an toàn khi chia sẻ dữ liệu