(data.gov.vn) Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” (QCVN 109:2017/BTTTT), kèm Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT.
Thực hiện Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (gọi tắt là Đề án 896), và Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phối hợp triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ngày 04 tháng 4 năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” (QCVN 109:2017/BTTTT), kèm Thông tư số 02/2017/TT-BTTTT.
Trong Đề án 896, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng, là nòng cốt trong việc thực hiện đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; qua đó, góp phần phát triển chính phủ điện tử. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là thành phần chính cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan đến thông tin về công dân, phục vụ quản lý nhà nước và cải cách hành chính. Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn số 109:2017/ BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân phục vụ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một tiền đề quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống thông tin của các bộ, ban ngành, địa phương kết nối và chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thời gian tới khi cơ sở dữ liệu quốc gia này đi vào vận hành.
1) Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu kỹ thuật về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa hệ thống quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin có kết nối đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để trao đổi dữ liệu về công dân.
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có hệ thống thông tin có kết nối cung cấp, sử dụng dữ liệu thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật để trao đổi dữ liệu công dân.
2) Quy định kỹ thuật cụ thể
Quy định chung
1. Thông điệp dữ liệu trao đổi về công dân: phải mã hóa bằng ngôn ngữ XML; tuân thủ và tham chiếu tường minh đến lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân (minh họa tại Phụ lục Đ QCVN 109:2017/BTTTT). Trong đó, tham chiếu tường minh là chỉ rõ không gian tên của lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trong thông điệp dữ liệu trao đổi về công dân và sử dụng các thẻ được khai báo trong lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân để mã hóa dữ liệu.
2. Lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân: được quy định chi tiết tại mục 2.3 QCVN 109:2017/BTTTT; phải được mô tả bằng lược đồ XML và tham chiếu đến lược đồ dữ liệu công dân.
3. Lược đồ dữ liệu công dân: phải được chuyển đổi từ mô hình dữ liệu công dân; được mô tả bằng lược đồ XML quy định tại Phụ lục C QCVN 109:2017/BTTTT. Việc chuyển đổi mô hình dữ liệu công dân thành lược đồ dữ liệu công dân được quy định tại Phụ lục B QCVN 109:2017/BTTTT.
4. Mô hình dữ liệu công dân: mô tả cấu trúc dữ liệu của công dân theo quy định tại mục 2.2 QCVN 109:2017/BTTTT và Phụ lục A QCVN 109:2017/BTTTT.
Mô hình dữ liệu công dân
1, Mô hình dữ liệu công dân được mô tả bằng các cấu trúc dữ liệu quy định tại mục 2.2.3 QCVN 109:2017/BTTTT và các kiểu dữ liệu được quy định tại mục 2.2.4 QCVN 109:2017/BTTTT.
2, Các thuộc tính không có quyền trao đổi trong dữ liệu công dân giữa các hệ thống thông tin (do yếu tố phân quyền, bảo mật) thì dữ liệu của thuộc tính đó sẽ không được mã hóa (nhận số lượng xuất hiện bằng 0 của các giá trị thuộc tính tương ứng)
Lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân
Lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân quy định cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân. Định dạng của thông điệp dữ liệu công dân được trao đổi giữa các hệ thống thông tin được quy định như Hình 1.
(CHÚ THÍCH: Phần bao của thông điệp dữ liệu công dân phụ thuộc vào phương thức và giao thức được sử dụng để trao đổi)
Hình 1. Cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân
Lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân quy định tại Phụ lục D
QCVN 109:2017/BTTTT và chứa phần tử gốc CongdanCollection. Phần tử gốc CongdanCollection chứa các phần tử dữ liệu Congdan được trao đổi trong thông điệp dữ liệu. Các phần tử dữ liệu CongDan trong phần tử gốc CongdanCollection có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện theo tuần tự nhiều lần phụ thuộc phạm vi dữ liệu trao đổi và được mã hóa theo lược đồ dữ liệu công dân quy định tại Phụ lục C QCVN 109:2017/BTTTT và mô hình dữ liệu công dân (mục 2.2 QCVN 109:2017/BTTTT).
Lược đồ dữ liệu công dân
Hình 2. Lược đồ dữ liệu công dân mô tả cấu trúc dữ liệu của CongDan và các cấu trúc, kiểu dữ liệu liên quan
Hình 3. Mô hình tổng thể cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
3) Phương pháp đánh giá tuân thủ
a) Đối với phương thức trao đổi qua dịch vụ web: trích xuất lược đồ dữ liệu trong mô tả dịch vụ bằng ngôn ngữ WSDL được công khai kèm theo dịch vụ web để kiểm tra sự tuân thủ lược đồ dữ liệu.
b) Đối với các phương thức trao đổi khác hoặc phương thức trao đổi qua dịch vụ web không thể hiện đầy đủ nội dung thông điệp dữ liệu chứa dữ liệu công dân: sử dụng toàn bộ thông điệp dữ liệu trao đổi để kiểm tra sự tuân thủ:
a. Thu nhận và kiểm tra sự phù hợp của lược đồ được chỉ định và tham chiếu trong nội dung thông điệp dữ liệu XML qua không gian tên của lược đồ XML.
b. Kiểm tra sự nhất quán và không lỗi đối với tệp dữ liệu XML được thu nhận; kiểm tra sự tuân thủ và tham chiếu tường minh giữa dữ liệu XML và lược đồ XML.
c) Nếu lược đồ dữ liệu sử dụng để trao đổi dữ liệu, thông điệp dữ liệu được trao đổi phù hợp với các quy định tại Mục 2 và các phụ lục bắt buộc của quy chuẩn này thì kết luận là đạt.
d) Trường hợp lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân được định nghĩa mở rộng để bổ sung các thuộc tính trao đổi không được quy định tại mục 2.3 QCVN 109:2017/BTTTT (dc:CongdanCollection), lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân được định nghĩa mở rộng phải tham chiếu (kế thừa) tới lược đồ dữ liệu công dân và không định nghĩa lại cấu trúc dữ liệu công dân (dc:Congdan) thì kết luận là đạt.
4) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
Cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có hệ thống thông tin có kết nối cung cấp, sử dụng dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thực hiện công bố hợp quy hệ thống thông tin của mình phù hợp với Quy chuẩn này.
5) Tổ chức triển khai
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017. Cục Tin học hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này trên phạm vi toàn quốc; các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các cơ quan cấp Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông, trong phạm vi của mình, có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này./.
Tin xem nhiều

Các câu hỏi để kiểm tra mức độ an toàn khi chia sẻ dữ liệu
- Tổng quan về mô hình hóa dữ liệu (Lượt đọc: 20759)
- Công nghệ tiêu chuẩn của kiến trúc Dịch vụ Web service (Lượt đọc: 18226)
- Kinh tế dữ liệu Châu Âu, hiện trạng và định hướng đến 2025 (Lượt đọc: 17245)
- Quản lý dữ liệu và các nguyên tắc quản lý dữ liệu tốt (Lượt đọc: 16619)
- Nghiên cứu và phân tích các mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến (Lượt đọc: 12020)
- Tổng quan 7 điểm cơ bản về quản trị dữ liệu (Lượt đọc: 8126)
- Dữ liệu chủ và xác định dữ liệu chủ (Lượt đọc: 7827)
- Xác định cơ sở dữ liệu quốc gia và những điểm mới quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP (Lượt đọc: 7351)
- Hướng dẫn mô hình công dân trong tổng thể các CSDL trong CQNN (Lượt đọc: 6176)
- Hiện trạng triển khai các Cơ sở dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 5860)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra thống kê và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (Lượt đọc: 5640)
- Phương pháp phân tích dữ liệu của Trung tâm phân tích dữ liệu thông minh tại Ấn Độ- CEDA (Lượt đọc: 5110)
- Tiêu chuẩn Lược đồ XML 1.1 (eXtensible Markup Language Schema 1.1 – XSD 1.1) (Lượt đọc: 5003)
- Bộ Thông tin và Truyền thông xin ý kiến về Chiến lược dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 4821)
- Hiểu đúng về chính phủ Mở (Lượt đọc: 4557)
- Hướng dẫn tuân thủ các yêu cầu cơ bản về tính năng, chức năng, đặc tính cung cấp dữ liệu của CSDLQG (Lượt đọc: 4180)
- Long An ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh (Lượt đọc: 4173)
- Những thành phần cơ bản của XML (Lượt đọc: 3951)
- 61 cơ quan, đơn vị đã kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng NGSP do Bộ TT&TT xây dựng (Lượt đọc: 3881)