(data.gov.vn) Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành cũng như tạo sự thuận lợi, hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, những năm qua cải cách thủ tục hành chính luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành bảo hiểm xã hội
Việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính hàng năm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc rà soát đến tham khảo ý kiến các chuyên gia, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách.. Nhờ đó, việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đạt nhiều kết quả như sau:
Về số lượng thủ tục hành chính: đã giảm gần 90% số lượng thủ tục hành chính (từ 263 thủ tục năm 2009 xuống còn 115 thủ tục năm 2014, 33 thủ tục năm 2015, 32 thủ tục năm 2016 và 28 thủ tục năm 2017, 2018).
Về thành phần hồ sơ, tiêu thức, quy trình thao tác thực hiện thủ tục hành chính:
- Giai đoạn 2014-2015: đã giảm 56% số lượng hồ sơ (gồm biểu mẫu, tờ khai, đơn, công văn đề nghị); giảm 82% số chỉ tiêu trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 78% quy trình thao tác thực hiện.
- Giai đoạn 2016-2017: đã giảm 38% thành phần hồ sơ, giảm 42% tiêu thức trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 54% quy trình, thao tác thực hiện.
- Giai đoạn 2018 đến nay đã giảm thêm 24% số biểu mẫu; 29% tiêu thức; 12% quy trình, thao tác thực hiện và 49% thành phần hồ sơ.
Về số giờ thực hiện thủ tục hành chính: đã giảm số giờ thực hiện các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp từ 335 giờ xuống còn 51 giờ năm 2017 (theo tính toán của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) và còn 147 giờ (theo tính toán của Ngân hàng thế giới). Rút ngắn thời gian thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội so với quy định như: thủ tục cấp sổ bảo hiểm xã hội mới chỉ còn tối đa là 05 ngày (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định 07 ngày đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu), thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế mới chỉ còn tối đa là 05 ngày (Luật Bảo hiểm y tế quy định 10 ngày)…
Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: từ năm 2014, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tích cực triển khai tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; bước đầu đã đáp ứng mục tiêu hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động, góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đi lại, chờ đợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội; Giảm hồ sơ tồn đọng tại cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi được giải quyết; Giảm áp lực cho bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội… Đây là một trong các phương thức cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, giúp cơ quan bảo hiểm xã hội đẩy nhanh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Theo tính toán của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, phương thức giao dịch điện tử và qua hệ thống bưu điện đã giúp giảm 16 giờ đi lại, chờ đợi trong việc làm thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội cho một đơn vị trong một năm; với khoảng 200.000 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới 3 triệu giờ/năm.
Cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ. Trong khi đó, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành mới ở giai đoạn đầu và bước đầu đạt kết quả. Vì vậy, công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và gắn với ứng dụng công nghệ thông tin mới đạt được kết quả như mong muốn.
Tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu của nhiều bộ, ngành, đơn vị liên quan còn chậm, đồng thời chưa có văn bản pháp lý liên quan đến kết nối, chia sẻ, bảo mật thông tin, dữ liệu… nên việc kết nối, khai thác, chia sẻ thông tin với ngành bảo hiểm xã hội vẫn chưa nhiều, đây cũng là yếu tố làm hạn chế kết quả trong cải cách thủ tục hành chính của ngành bảo hiểm xã hội.
Cải cách thủ tục hành chính cần đẩy mạnh theo hướng gắn chặt với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình nghiệp vụ và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương liên quan.
Khắc phục triệt để tình trạng công bố công khai thủ tục hành chính chậm trễ, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia không kịp thời, tránh tình trạng thủ tục hành chính đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ nhưng không được công bố đúng thời hạn quy định dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận của người dân và tổ chức.
Bên cạnh việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính thông qua các hình thức truyền thống như: niêm yết tại trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia để mọi người dân có thể tiếp cận, tìm hiểu… để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, các hình thức niêm yết thủ tục hành chính cần đa dạng, phong phú và thuận tiện hơn để đáp ứng mục tiêu phục vụ cho nhiều đối tượng.
theo http://qcvn109.gov.vn/tin-tuc/tinh-hinh-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh-thuc-hien-xay-dung-co-so-du-lieu-quoc-gia-ve-bao-hiem-tu-nam-2014-den-nam-2019.html
Tin xem nhiều

Các câu hỏi để kiểm tra mức độ an toàn khi chia sẻ dữ liệu
- Tổng quan về mô hình hóa dữ liệu (Lượt đọc: 20758)
- Công nghệ tiêu chuẩn của kiến trúc Dịch vụ Web service (Lượt đọc: 18225)
- Kinh tế dữ liệu Châu Âu, hiện trạng và định hướng đến 2025 (Lượt đọc: 17244)
- Quản lý dữ liệu và các nguyên tắc quản lý dữ liệu tốt (Lượt đọc: 16618)
- Nghiên cứu và phân tích các mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến (Lượt đọc: 12020)
- Tổng quan 7 điểm cơ bản về quản trị dữ liệu (Lượt đọc: 8125)
- Dữ liệu chủ và xác định dữ liệu chủ (Lượt đọc: 7824)
- Xác định cơ sở dữ liệu quốc gia và những điểm mới quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP (Lượt đọc: 7349)
- Hướng dẫn mô hình công dân trong tổng thể các CSDL trong CQNN (Lượt đọc: 6174)
- Hiện trạng triển khai các Cơ sở dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 5859)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra thống kê và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (Lượt đọc: 5639)
- Phương pháp phân tích dữ liệu của Trung tâm phân tích dữ liệu thông minh tại Ấn Độ- CEDA (Lượt đọc: 5108)
- Tiêu chuẩn Lược đồ XML 1.1 (eXtensible Markup Language Schema 1.1 – XSD 1.1) (Lượt đọc: 5003)
- Bộ Thông tin và Truyền thông xin ý kiến về Chiến lược dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 4821)
- Hiểu đúng về chính phủ Mở (Lượt đọc: 4557)
- Hướng dẫn tuân thủ các yêu cầu cơ bản về tính năng, chức năng, đặc tính cung cấp dữ liệu của CSDLQG (Lượt đọc: 4178)
- Long An ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh (Lượt đọc: 4173)
- Những thành phần cơ bản của XML (Lượt đọc: 3951)
- 61 cơ quan, đơn vị đã kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng NGSP do Bộ TT&TT xây dựng (Lượt đọc: 3881)