(data.gov.vn) Đánh giá Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách được trích từ báo cáo Đánh giá Mức độ sẵn sàng về Chính phủ số và Dữ liệu mở do Ngân hàng thế giới thực hiện
Sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách
Quá trình chuyển đổi chính phủ số phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động sử dụng dữ liệu để hoạch định và thực thi chính sách. Khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu bằng cách sử dụng các công nghệ mới có ý nghĩa then chốt trong cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công. Dữ liệu có sẵn có thể được sử dụng để cải tiến quá trình ra quyết định, tăng cường hiệu quả và tạo ra nhiều lợi ích từ các bên. Các quốc gia trên thế giới dẫn đầu trong lĩnh vực này đã xây dựng “Hệ thống đăng ký dữ liệu cơ bản” quốc gia, cho phép các cơ quan nhà nước sử dụng và chia sẻ một bộ dữ liệu chuẩn để tăng cường hiệu suất công việc.
1. Dữ liệu của Chính phủ có sẵn và được các nhà hoạch định chính sách và nhà cung cấp dịch vụ công sử dụng hay không? Cung cấp các ví dụ cụ thể. VÀNG/ĐỎ
+ Dữ liệu thường được thu thập để phục vụ công tác báo cáo cho lãnh đạo cấp cao.
+ Đã có các khảo sát về mức độ sử dụng và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.138
+ Luật số 104/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về Tiếp cận thông tin có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.139
- Chất lượng dữ liệu trong các báo cáo trình lên lãnh đạo cấp cao chưa được đánh giá rõ ràng.
- Tương tự, chưa có quy định cụ thể và quy trình công khai, minh bạch về việc sử dụng phản hồi của người dân sử dụng dịch vụ công trong hoạch định chính sách mặc dù một số cơ quan đã tham khảo ý kiến của người dân và doanh nghiệp từ Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Chỉ số hành chính công cấp tỉnh PAPI, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua cổng thông tin điện tử doanh nghiệp, khảo sát hài lòng của người dân về hệ thống dịch vụ công một cửa và các cổng thông tin của Chính phủ.
2. Chính phủ có chiến lược quản lý dữ liệu (thu thập, lưu trữ, chia sẻ và tái sử dụng) không? Chiến lược có được triển khai không? VÀNG
+ Các cơ quan được khuyến khích sử dụng dữ liệu chung thay vì tự thu thập lại dữ liệu. Điều 7 của Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chia sẻ thông tin số giữa các cơ quan nhà nước cần được thực hiện theo nguyên tắc sau:
c) Không thu thập lại những thông tin số đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, chia sẻ nếu nội dung thông tin số đó là chính xác, đáng tin cậy.140
+ Điều 4, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.141
+ Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên thu thập, chia sẻ và tái sử dụng có hiệu quả để tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử bao gồm:142
-
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về thống kê nhân khẩu học;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính; và,
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
+ Có kế hoạch rõ ràng nhằm quản lý dữ liệu tốt hơn trong đó ưu tiên hàng đầu của năm 2018 là thiết lập cổng dịch vụ côngquốc gia; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia; và liên kết và chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa các cơ quan.
- Quản lý dữ liệu đang ở giai đoạn đầu. Các cơ quan đang quản lý dữ liệu một cách phân tán; trong khi đó, việc hợp tác trong xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và chia sẻ còn yếu.
- Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia đang được tiến hành nhưng chưa xác định thứ tự ưu tiên rõ ràng.
3. Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị khác nhau (điện thoại di động, thiết bị phản ứng, thiết bị cảm biến v.v ...) có được Chính phủ sử dụng để hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội không? VÀNG/ĐỎ
+ Ở cấp độ quốc gia, có một số sáng kiến thu thập dữ liệu phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ:
• Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.143
+ Tương tự, có một số sáng kiến đang được thực thi ở các địa phương như:
- Ứng dụng CNTT cho dịch vụ xe buýt Hà Nội.144
- Hệ thống giám sát môi trường Hà Nội.145
- Ở thành phố Hồ Chí Minh, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh là nhiệm vụ xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố với mục tiệu Kho dữ liệu dùng chung của Thành phố sẽ là nền tảng triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp, phục vụ công tác khai thác và phân tích thông tin cho các sở-ban ngành, quận huyện và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố.
- Trong giai đoạn 1 triển khai thành phố thông minh 2017-2020, nền tảng cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ được thiết lập để thu thập và chia sẻ thông tin, phục vụ hệ sinh thái dữ liệu của thành phố Hồ Chí Minh.
- Chưa có chiến lược thu thập dữ liệu từ các thiết bị khác nhau, các sáng kiến hiện nay chủ yếu mang tính tự phát.
- Thu thập dữ liệu từ các thiết bị khác nhau đang ở giai đoạn đầu, và việc thu thập dữ liệu không được chia sẻ để tạo ra giá trị thặng dư. Ví dụ, dữ liệu của hệ thống theo dõi xe thương mại được lưu trữ bởi các cơ quan quản lý đường bộ và không được chia sẻ rộng rãi hơn để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ vận tải.
4 Chính phủ có Thỏa thuận chia sẻ dữ liệu hoặc Giao thức trao đổi dữ liệu với bên thứ ba nào không? VÀNG
+ Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin và chia sẻ thông tin trong CPĐT.
+ Luật số 104/2016/QH13 về Tiếp cận thông tin có quy định về tiếp cận thông tin từ Chính phủ và Bên thứ ba.147
+ Cổng Hệ tri thức Việt số hóa, một cổng dữ liệu mở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, được hỗ trợ vận hành bởi các đơn vị tư nhân
- Thoả thuận chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba không phổ biến. Nhìn chung, mặc dù đã có hành lang pháp lý song việc triển khai thực hiện còn chậm, hệ thống cơ sở dữ liệu được chia sẻ còn hạn chế, hiệu quả sử dụng thấp.
5 Cơ sở Hạ tầng Dữ liệu Không gian Quốc gia đã được xác định chưa? Nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS) chung có được được sử dụng hay không? VÀNG
+ Hệ thống thông tin địa lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ đã ban hành Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT quy định các thông số kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó nêu chi tiết các dữ liệu sẵn có.149 Bảy lớp thông tin đang có là: văn bản pháp luật, đất đai, giá đất, sử dụng đất, thống kê và kiểm kê đất đai, chất lượng đất, và dữ liệu thanh kiểm tra.
+ Thông tư 75/2015/TT-BTNMT cũng quy định cụ thể mức độ chi tiết của thông tin.
+ Từ năm 2000, Bộ đã ban hành và áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia, được gọi là hệ VN-2000.
- Tuy nhiên, hiện chưa rõ các cơ quan khác nhau đang sử dụng tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ở mức độ nào (nếu có).
+ Luật Đo đạc và Bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14/6/2018 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật quy định cụ thể hạ tầng không gian địa lý quốc gia; quy định chung về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; dữ liệu không gian địa lý quốc gia; dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia; sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; Cổng thông tin không gian địa lý quốc gia.
6 Chính phủ có xây dựng Kế hoạch hoặc Khung hướng dẫn về sử dụng Dữ liệu Lớn không? Nếu có, đề nghị cung cấp ví dụ cụ thể? VÀNG/ĐỎ
+ Bộ TTTT xác định Dữ liệu Lớn và công cụ phân tích dữ liệu nằm trong số năm xu hướng chính của năm 2018 theo đó cần ban hành hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan ở trung ương và địa phương (các xu hướng khác là điện toán đám mây, Internet vạn vật, công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo).
+ Trong một số trường hợp dữ liệu Chính phủ đang thu thập có thể áp dụng được công nghệ phân tích dữ liệu. Ví dụ, Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng
- Hiện tại, không có chính sách cụ thể liên quan đến dữ liệu lớn và công cụ phân tích dữ liệu lớn.
9 Đối với mỗi hệ thống đăng ký thông tin cơ bản, Chính phủ đã quy định cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về hoạt động, cập nhật và chia sẻ dữ liệu đăng ký chưa? VÀNG
+ Bộ TTTT chịu trách nhiệm ban hành hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và phối hợp với cơ quan phụ trách từng cơ sở dữ liệu quốc gia để xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thiết kế, tuân thủ và triển khai.
+ Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu được thực hiện bởi các cơ quan chủ quản trong khi điều phối việc chia sẻ dữ liệu và đảm bảo tính an toàn và hiệu quả là nhiệm vụ của Bộ TTTT.
• Ví dụ, Bộ Công an được giao phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm 15 trường thông tin còn Bộ TTTT phối hợp với Bộ Công an để đến năm 2020 hoàn thành việc thu thập và chia sẻ dữ liệu này giữa các cơ quan.
- Sự thiếu phối hợp có nguy cơ dẫn đến lãng phí nguồn lực. Ví dụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tự xây dựng cơ sở dữ liệu về nhận dạng quốc gia sử dụng sinh trắc học.
- Việc chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu được thực hiện theo các quy định, như Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, đôi khi còn chưa rõ ràng.
10 Theo quy định, mọi cơ quan nhà nước có được yêu cầu sử dụng hệ thống đăng ký cơ bản thay vì thu thập và lưu trữ dữ liệu của riêng mình hay không? VÀNG
- Các cơ quan được khuyến khích sử dụng dữ liệu được chia sẻ thay vì tự thu thập lại. Điều 7 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc chia sẻ thông tin điện tử trong các cơ quan nhà nước cần được thực hiện theo nguyên tắc sau:
c) Không thu thập lại các thông tin điện tử đã được cung cấp bởi các cơ quan Chính phủ khác nếu các nội dung thông tin đó là chính xác và đáng tin cậy.155
- Cơ sở dữ liệu quốc gia đang được phát triển nên hiện tại chưa xây dựng các yêu cầu để cho phép sử dụng các cơ sở dữ liệu này.
- Không có quy định hạn chế việc các cơ quan tự phát triển dữ liệu của riêng mình nên một số cơ quan đã chủ động thực hiện thay vì chờ sự phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia.
(Trích báo cáo Đánh giá mức độ sẵn sàng về Chính phủ mở và Dữ liệu mở).
Tin xem nhiều

Các câu hỏi để kiểm tra mức độ an toàn khi chia sẻ dữ liệu
- Tổng quan về mô hình hóa dữ liệu (Lượt đọc: 20759)
- Công nghệ tiêu chuẩn của kiến trúc Dịch vụ Web service (Lượt đọc: 18226)
- Kinh tế dữ liệu Châu Âu, hiện trạng và định hướng đến 2025 (Lượt đọc: 17245)
- Quản lý dữ liệu và các nguyên tắc quản lý dữ liệu tốt (Lượt đọc: 16619)
- Nghiên cứu và phân tích các mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến (Lượt đọc: 12020)
- Tổng quan 7 điểm cơ bản về quản trị dữ liệu (Lượt đọc: 8126)
- Dữ liệu chủ và xác định dữ liệu chủ (Lượt đọc: 7827)
- Xác định cơ sở dữ liệu quốc gia và những điểm mới quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP (Lượt đọc: 7351)
- Hướng dẫn mô hình công dân trong tổng thể các CSDL trong CQNN (Lượt đọc: 6176)
- Hiện trạng triển khai các Cơ sở dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 5859)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra thống kê và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (Lượt đọc: 5640)
- Phương pháp phân tích dữ liệu của Trung tâm phân tích dữ liệu thông minh tại Ấn Độ- CEDA (Lượt đọc: 5110)
- Tiêu chuẩn Lược đồ XML 1.1 (eXtensible Markup Language Schema 1.1 – XSD 1.1) (Lượt đọc: 5003)
- Bộ Thông tin và Truyền thông xin ý kiến về Chiến lược dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 4821)
- Hiểu đúng về chính phủ Mở (Lượt đọc: 4557)
- Hướng dẫn tuân thủ các yêu cầu cơ bản về tính năng, chức năng, đặc tính cung cấp dữ liệu của CSDLQG (Lượt đọc: 4180)
- Long An ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh (Lượt đọc: 4173)
- Những thành phần cơ bản của XML (Lượt đọc: 3951)
- 61 cơ quan, đơn vị đã kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng NGSP do Bộ TT&TT xây dựng (Lượt đọc: 3881)