(data.gov.vn) Báo cáo đánh giá nhu cầu dữ liệu mở tại Việt Nam do Ngân hàng thế giới thực hiện.
Đánh giá nhu cầu đối với dữ liệu mở
1. Mức độ và tính chất của nhu cầu thực tế và kỳ vọng đối với dữ liệu từ các tổ chức ngoài nhà nước, Các đối tác Phát triển và giới truyền thông? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/XANH
- Có cơ sở cụ thể về nhu cầu dữ liệu và sử dụng lại dữ liệu từ cổng thông tin của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB)
- Tương tự, một số trường đại học đang khai thác dữ liệu quốc tế và quốc gia về giám sát ô nhiễm môi trường
- Có một nhóm tổ chức cũng hoạt động tích cực trong lĩnh vực đo lường, bản đồ, như: OSM Vietnam; Hướng dẫn địa phương của Google; Sáng kiến OpenDri tổ chức việc lập bản đồ tại Cần Thơ
- Tổ chức Hướng tới sự minh bạch là đầu mối đại diện của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam và tổ chức này quan tâm đến việc tiếp cận các dữ liệu tài chính
- PanNature đã bắt đầu tham gia cổng dữ liệu mở
- Cổng dữ liệu mở vẫn đang trong quá trình xây dựng và không chứa nhiều tập dữ liệu, ngoại trừ các thông tin từ PanNature
- Sáng kiến phát triển mở đã tổ chức hội thảo nhằm tăng cường nhận thức về khoa học dữ liệu năm 2015 ở Hà Nội
- MDI đang đào tạo các nhà báo cách thức sử dụng dữ liệu phục vụ báo chí, khu vực này có nhu cầu cao về tiếp cận dữ liệu.
- Xét tổng thể, khu vực ngoài nhà nước có ít kì vọng tiếp cận được với dữ liệu mở có chất lượng của chính phủ. Dựa trên những gì hiện đang được công bố, các tổ chức mà đoàn chuyên gia đã phỏng vấn cho thấy kỳ vọng không cao về việc dữ liệu chất lượng sẽ sớm được công bố.
2. Mức độ và tính chất của nhu cầu thực tế và kỳ vọng đối với dữ liệu từ doanh nghiệp / khu vực tư nhân là gì? (Tầm quan trọng: Cao) VÀNG/XANH
- Một số sự kiện do tư nhân tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về dữ liệu mở. Xem ví dụ: hội thảo “Hệ sinh thái dữ liệu mở” (tháng 8 năm 2017 - TP HCM)
- FPT có một cổng mở và một loạt các API mở
- Thành phố thông minh là một chủ đề quan trọng trong đó có rất ít sự kiện được tổ chức đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh như Sự kiện Thách thức đổi mới đô thị thông minh
- Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở là một trong bốn trụ cột của Đề án Đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh
- Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo xuất hiện ngày càng nhiều với ít nhất 25 công ty, vườn ươm công nghệ trong nước vào năm 2016
- Rất nhiều các tổ chức này đang cần dữ liệu để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, đầu tư, v.v
- Trên toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ hầu như không kì vọng có thể tiếp cận với dữ liệu mở của chỉnh phủ có chất lượng. Dựa trên những gì hiện đang được công bố, tổ chức mà nhóm nghiên cứu gặp không mong đợi sẽ sớm thấy dữ liệu chất lượng.
- (Lưu ý: phân tích chi tiết hơn về nhu cầu dữ liệu từ phía doanh nghiệp được đưa ra trong Báo cáo dữ liệu mở cho doanh nghiệp kèm theo trong Phụ lục của phần này).
3. Các cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu về dữ liệu như thế nào? (Tầm quan trọng: Trung bình) ĐỎ
- Tất cả các cơ quan đều nhấn mạnh việc thiếu cơ sở pháp lý để đáp ứng các yêu cầu dữ liệu.
- Các cơ quan bán dữ liệu như Bộ Tài nguyên Môi trường có xu hướng cung cấp dữ liệu thông qua hợp đồng dịch vụ.
- Những khó khăn nêu trên chủ yếu liên quan đến việc giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu. Về quy trình, các thủ tục hành chính được xử lý chuyên nghiệp và được theo dõi chính thức, đã có một số lĩnh vực dịch vụ hành chính công sử dụngdịch vụ tin nhắn SMS để người dùng biết về tiến trình xử lý yêu cầu. Phương thức trả lời các yêu cầu về dữ liệu cũng được áp dụng theo quy trình tương tự.
4. Đánh giá của khu vực ngoài nhà nước về mức độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dữ liệu của của cơ quan nhà nước như thế nào? (Tầm quan trọng: Trung bình) ĐỎ
- Các tổ chức phi chính phủ đều đề cập đến khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu từ các cơ quan nhà nước trong tất cả các lĩnh vực, từ dữ liệu môi trường đến tài chính công, đất đai v.v.
- Hầu như tất cả các tổ chức đều đề cập đến sự cần thiết phải có sự quen biết cá nhân trong cơ quan nhà nước để tiếp cận được dữ liệu và phần lớn là tiếp cận phi chính thức
- Dữ liệu được công bố trên các trang web và trên các cổng dữ liệu mở (như cổng Hệ tri thức Việt số hóa, cổng dữ liệu mở của Thành phố Đà Nẵng) có giá trị không cao, chất lượng dữ liệu xét về tính hoàn chỉnh, mức độ chi tiết và tính kịp thời còn thấp.
- Dữ liệu đã được công bố rất khó tìm kiếm và nằm rải rác trên các trang tin khác nhau.
- Không có sự khác biệt đáng kể giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong cách trả lời yêu cầu về dữ liệu
Bảng tổng hợp các câu hỏi và đánh giá:
Câu hỏi |
Mức độ quan trọng |
Xếp loại màu sắc Vàng/Đỏ/Xanh |
Đánh giá |
Bình luận |
|||
Mức độ và tính chất của nhu cầu thực tế và kỳ vọng đối với dữ liệu từ các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và giới truyền thông? |
Cao |
VÀNG / XANH |
Có nhu cầu rất lớn từ các tổ chức khác nhau từ các tổ chức sáng tạo đến khu vực tư nhân, các CSO trong lĩnh vực môi trường hoặc minh bạch, và các tổ chức phi chính phủ đang phát triển dữ liệu báo chí. Tuy nhiên, dựa trên những gì hiện có, những tổ chức và cá nhân này không kì vọng nhiều về Mức độ sẵn sàng và khả năng công bố các dữ liệu có giá trị của chính phủ Việt Nam. |
Mức độ, tính chất của nhu cầu thực tế và kỳ vọng đối với dữ liệu từ các doanh nghiệp/khu vực tư nhân là gì? |
Cao |
VÀNG / XANH |
Nội dung này được nêu trong báo cáo Dữ liệu mở cho Doanh nghiệp trong phần phụ lục của chương này. Có nhu cầu rất lớn từ khu vực tư nhân để truy cập và khai thác dữ liệu của chính phủ. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, dựa trên những gì có sẵn hiện nay, các tổ chức đều không đặt kì vọng cao vào mức độ sẵn sàng và khả năng cung cấp các dữ liệu của chính phủ Việt Nam. |
Các cơ quan nhà nước đáp ứng nhu cầu về dữ liệu của khu vực ngoài nhà nước như thế nào? |
Trung bình |
ĐỎ |
Các cơ quan gặp trong khi thực hiện phỏng vấn thừa nhận họ không có khả năng công bố hoặc cung cấp quyền truy cập dữ liệu do thiếu cơ sở pháp lý cho việc công bố dữ liệu đó |
Đánh giá của khu vực ngoài nhà nước về mức độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dữ liệu của của cơ quan nhà nước như thế nào? |
Trung bình |
ĐỎ |
Tất cả các tổ chức phi chính phủ đều phản hồi là các cơ quan không cung cấp dữ liệu mà họ yêu cầu. Họ chỉ có thể tiếp cận dữ liệu không chính thức qua mối quan hệ cá nhân. |
ĐÁNH GIÁ CHUNG |
Rất cao |
VÀNG |
Tất cả các tổ chức đều có nhu cầu cao với dữ liệu mở, nhưng họ lại không kỳ vọng nhiều vào việc có được các dữ liệu này dựa trên những gì được công bố hiện nay nay và cách các cơ quan chính phủ đang đáp ứng yêu cầu dữ liệu. |
Tin xem nhiều

Các câu hỏi để kiểm tra mức độ an toàn khi chia sẻ dữ liệu
- Tổng quan về mô hình hóa dữ liệu (Lượt đọc: 19688)
- Công nghệ tiêu chuẩn của kiến trúc Dịch vụ Web service (Lượt đọc: 17977)
- Kinh tế dữ liệu Châu Âu, hiện trạng và định hướng đến 2025 (Lượt đọc: 17012)
- Quản lý dữ liệu và các nguyên tắc quản lý dữ liệu tốt (Lượt đọc: 15651)
- Nghiên cứu và phân tích các mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến (Lượt đọc: 11515)
- Tổng quan 7 điểm cơ bản về quản trị dữ liệu (Lượt đọc: 7599)
- Dữ liệu chủ và xác định dữ liệu chủ (Lượt đọc: 7353)
- Xác định cơ sở dữ liệu quốc gia và những điểm mới quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP (Lượt đọc: 6959)
- Hướng dẫn mô hình công dân trong tổng thể các CSDL trong CQNN (Lượt đọc: 5853)
- Hiện trạng triển khai các Cơ sở dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 5661)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra thống kê và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành (Lượt đọc: 5479)
- Phương pháp phân tích dữ liệu của Trung tâm phân tích dữ liệu thông minh tại Ấn Độ- CEDA (Lượt đọc: 4983)
- Tiêu chuẩn Lược đồ XML 1.1 (eXtensible Markup Language Schema 1.1 – XSD 1.1) (Lượt đọc: 4850)
- Bộ Thông tin và Truyền thông xin ý kiến về Chiến lược dữ liệu quốc gia (Lượt đọc: 4605)
- Hiểu đúng về chính phủ Mở (Lượt đọc: 4398)
- Hướng dẫn tuân thủ các yêu cầu cơ bản về tính năng, chức năng, đặc tính cung cấp dữ liệu của CSDLQG (Lượt đọc: 4017)
- Long An ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh (Lượt đọc: 4003)
- Những thành phần cơ bản của XML (Lượt đọc: 3774)
- 61 cơ quan, đơn vị đã kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng NGSP do Bộ TT&TT xây dựng (Lượt đọc: 3742)